Tiếng Việt trong tin học được sử dụng dựa trên bảng mã và kiểu gõ theo quy chuẩn, hỗ trợ việc ứng dụng trong soạn thảo văn bản và các thao tác tin học văn phòng khác.

1.Bảng mã

Thực hiện theo Thông tư 01/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng Công nghệ Thông tin trong cơ quan Nhà nước, trong đó Bộ ký tự và mã hóa cho tiếng Việt bắt buộc áp dụng theo TCVN 6909:200.

Để thống nhất việc sử dụng bộ mã ký tự chữ tiếng Việt đối với các văn bản điện tử trao đổi trong các cơ quan, đơn vị, khắc phục các lỗi chữ Việt của các bộ phông tiếng Việt khác, hội nhập tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trên thế giới, xoá bỏ rào cản của tiếng Anh trong ứng dụng công nghệ thông tin; đồng thời khắc phục các trường hợp bị biến đổi phông chữ tiếng Việt khi khai thác thông tin trên các máy tính đơn lẻ, mạng cục bộ, mạng diện rộng và mạng Internet, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, khai thác và tích hợp các cơ sở dữ liệu từ các văn bản điện tử lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị thì người sử dụng sử dụng bộ mã phông chữ Unicode TCVN 6909:2001 trong các ứng dụng sau:

  • Các ứng dụng trong Tin học văn phòng.
  • Các trao đổi thông tin chữ tiếng Việt giữa các máy tính, mạng cục bộ, mạng diện rộng và mạng Internet.
  • Các giao dịch, dịch vụ sử dụng thông tin điện tử, các trang Web thông tin chữ tiếng Việt.
  • Chuyển đổi, số hóa các hồ sơ lưu trữ dưới dạng thô và dạng thông tin điện tử, các cơ sở dữ liệu đã lưu trữ theo các bộ mã tiếng Việt khác sang bộ mã Unicode TCVN 6909:2001 tuỳ theo tính cấp bách, quy mô và phạm vi phục vụ.

2. Kiểu gõ Tiếng Việt.

Để gõ được chữ tiếng Việt, người sử dụng cần cài đặt phần mềm hỗ trợ gõ chữ tiếng Việt. Mỗi bộ gõ tiếng Việt khác nhau sẽ hỗ trợ  bảng mã và kiểu gõ khác nhau. Mỗi bảng mã có quy định việc thể hiện phông chữ khác nhau và mỗi kiểu gõ sẽ quy định cáchbỏ dấu bằng các phím bấm khác nhau cho các dấu thanh, dấu mũ và dấu móc, vv… hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc gõ chữ tiếng Việt được sử dụng tại VIệt Nam, phổ biến là phần mềm: Unikey, Vietkey, vv…

Có nhiều cách gõ dấu thanh trên máy tính khác nhau, hiện nay có 2 kiểu phổ biến nhất là kiểu Telex và kiểu VNI.

  • Kiểu gõ Telex là một kiểu gõ tiếng Việt theo hình thức bỏ dấu khi nhập văn bản vào máy tính từ bàn phím quốc tế. Theo đánh giá, cách gõ Telex tương đối dễ học, dễ nhớ, dễ dùng. Kiểu gõ này hiện là một kiểu gõ phổ biến và được đa số phần mềm gõ tiếng Việt hỗ trợ. Khi nhập văn bản theo quy ước Telex trên bàn phím quốc tế, phần mềm tự động chuyển các cụm chữ từ quy ước này sang chữ cái đặc biệt hay dấu thanh tương ứng trong phông chữ tiếng Việt đang dùng.
  • Kiểu gõ VNI là một trong số các quy ước nhập tiếng Việt từ bàn phím quốc tế vào văn bản trên máy tính theo kiểu nhập số sau chữ cái. 


Pencil