Máy tính cá nhân được lắp đặt từ nhiều bộ phận khác nhau thành, mỗi bộ phận đều có vai trò riêng biệt để gắn các bộ phận thành một khối hợp nhất để đưa vào sử dụng phục vụ hỗ trợ công việc của người sử dụng.

1. Vỏ máy (Case).

Vỏ máy tính là một thiết bị được lắp ghép bên ngoài dùng để gắn kết và bảo vệ các thiết bị phần cứng bên trong máy tính. Có nhiều loại vỏ máy tính khác nhau, và mỗi hãng sản xuất có các thiết kế riêng biệt của vỏ máy tính để tạo ra sự khác biệt của các hãng các kiểu dáng khác nhau trong cùng một hãng.

Vỏ máy tính cá nhân thường được chia thành các loại sau:

  • Full-tower: là loại vỏ đứng, đặt trên bàn hoặc trên mặt đất có kích cỡ lớn.
  • Mid hoặc Mini-tower: là loại vỏ máy đứng kích cỡ trung bình hoặc thấp.
  • Desktop: là loại vỏ nằm, đặt trên mặt bàn, có thể đặt màn hình lên trên vỏ.
  • Low-profile: là loại vỏ thanh, mỏng, nhỏ gọn. Loại vỏ này thường được dùng thiết kế cho các máy tính cá nhân nguyên chiếc

Các yêu cầu tối thiểu cần có của một vỏ máy tính:

  • Đủ độ cứng, độ vững để đảm bảo chịu được lực va đập (ở mức độ thấp) từ mọi hướng, khi di chuyển máy tính sẽ không làm ảnh hưởng đến các thiết bị bên trong.
  • Có đủ các vị trí để gắn các thiết bị trong máy tính như: Nguồn máy tính, bo mạch chủ, các loại ổ đĩa quang, ổ đĩa cứng, các thiết bị ngoại vi, vv…
  • Có khả năng thông gió tốt, có thể trang bị các quạt làm mát ở một số vị trí tuỳ thuộc vào bo mạch chủ.
  • Có khả năng tiếp nhận nhiệt từ các thiết bị và tản nhiệt ra môi trường bên ngoài.
  • Có khả năng hạn chế sự thâm nhập của côn trùng và bụi vào trong máy tính, hạn chế tiếng ồn ra ngoài.
  • Có gắn sẵn các thiết bị tối thiểu.
  • Có nút Power để khởi động máy tính.
  • Có hai loại đèn LED để báo hiệu chế độ hoạt động của nguồn điện trong bo mạch chủ và chế độ làm việc của các ổ cứng, ổ quang.
  • Có loa báo hiệu của máy tính.
  • Có nút Reset để khởi động lại hệ thống khi gặp lỗi.


Vỏ máy tính

2. Bộ nguồn (Power Supply Unit).

Là thiết bị cung cấp điện năng cho bo mạch chủ, ổ cứng và các thiết bị khác trong toàn bộ hệ thống máy tính, đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động. Bên cạnh các thiết bị chính (bo mạch chủ, khối xử lý trung tâm CPU, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM, ổ cứng, vv...) thì sự ổn định của máy tính phụ thuộc nhiều vào nguồn máy tính bởi nó cung cấp năng lượng cho các thiết bị này hoạt động. Một bộ nguồn chất lượng kém sẽ không đủ tiêu chuẩn cung cấp công suất hoặc hoạt động không ổn định sẽ có thể gây nên sự mất ổn định của hệ thống máy tính (ví dụ cung cấp điện áp quá thấp cho các thiết bị, có nhiều nhiễu cao tần gây sai lệch các tín hiệu trong hệ thống, hư hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ các thiết bị nếu cung cấp điện áp đầu ra cao hơn điện áp định mức).

Một bộ nguồn được coi là tốt cần đáp ứng được các yếu tố sau:

  • Sự ổn định của điện áp đầu ra.
  • Nguồn không gây ra từ trường, điện trường, nhiễu sang các bộ phận khác xung quanh nó và phải chịu đựng được từ trường, điện trường, nhiễu từ các vật khác xung quanh tác động đến nó.
  • Khi hoạt động toả ít nhiệt, không gây rung, ồn nhỏ.
  • Các dây nối đầu ra đa dạng, nhiều chuẩn chân cắm, được bọc dây gọn gàng và chống nhiễu.
  • Đảm bảo hoạt động ổn định với công suất thiết kế trong một thời gian hoạt động dài.
  • Dải điện áp đầu vào càng rộng càng tốt, đa số các nguồn chất lượng cao có dải điện áp đầu vào từ 90 đến 260V, tần số 50/60 Hz.


Bộ nguồn máy tính

3. Bo mạch chủ (Main board hay Motherboard).

Là bản mạch đóng vai trò trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Nói một cách tổng quát, bo mạch chủ chính là mạch điện chính của hệ thống máy tính, có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn liên kết.


Bo mạch chủ

4. Khối xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit).

CPU được xem như bộ não của hệ thống, là một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình và dữ kiện. CPU cũng có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn với hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ.


Khối xử lý trung tâm

5. Bộ nhớ RAM (Random Access Memory).

Là bộ nhớ của máy tính dùng để lưu lại các dữ liệu tạm thời trong phiên làm việc của máy tính, cũng được hiểu là một bộ nhớ đọc - ghi để lưu trữ các thông tin thay đổi và các thông tin được sử dụng hiện hành. Những thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.

Các loại Ram:

  • SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM): Thường được gọi tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy tính cũ, nay đã bị lỗi thời.


SDR SDRAM

  • DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM): Thường được gọi tắt là "DDR". Có 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ.


SDR SDRAM

  • DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM): Thường được gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có tuyến tốc độ (Bus speed) cao gấp đôi xung đồng hồ (Clock speed).


DDR2 SDRAM

  • DDR III SDRAM (Double Data Rate III Synchronous Dynamic RAM): Thường được gọi tắt là "DDR3". Là thế hệ RAM mới, có nhiều cải tiến so với các loại RAM trước, tiêu thụ điện năng ít hơn nhưng hiệu năng sử dụng lại được nâng lên, tổng số chân của DDR3 là 240.


DDR2 SDRAM

Thông số của RAM được thể hiện qua dung lượng và Bus của RAM. Dung lượng RAM được tính bằng MB (Megabyte) hoặc GB (Gigabyte), thông thường RAM được thiết kế với các dung lượng 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512 MB, 1 GB, 2 GB, 4 GB...Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn, một số hệ thống phần cứng của máy tính cá nhân chỉ hỗ trợ đến tối đa 4 GB và một số hệ điều hành (như phiên bản 32 bit của HĐH Windows 7) chỉ hỗ trợ đến 3 GB. Bus của RAM được hiểu như luồng lưu chuyển của một con đường, Bus càng cao thì luồng con đường càng rộng, lưu thông càng nhanh.

Tùy từng loại RAM khác nhau sẽ có Bus khác nhau như bảng sau:


Hay còn gọi là ổ đĩa cứng, là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu, thành quả cả quá trình làm việc của người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường khó có thể lấy lại được.Ngoài bộ nhớ RAM còn có bộ nhớ ROM (Read Only Memory - bộ nhớ chỉ đọc) có chức năng lưu trữ các thông tin, khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị (xóa) mất. Đĩa cứng (HDD - Hard Disk Drive). 

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, ổ đĩa cứng ngày nay có kích thước ngày càng nhỏ hơn, truy xuất dữ liệu nhanh hơn, giúp hệ điều hành hoạt động tối ưu hơn, giảm thời gian khởi động của hệ thống, tiết kiệm năng lượng, sự thay đổi phương thức ghi dữ liệu làm cho dung lượng ổ đĩa cứng tăng lên đáng kể.


Ổ cứng

Dung lượng ổ đĩa cứng là thông số thường được người sử dụng nghĩ đến đầu tiên, là cơ sở cho việc so sánh, đầu tư và nâng cấp. Dung lượng của ổ đĩa cứng được tính theo các đơn vị dung lượng cơ bản thông thường: byte, kB (kilobyte), MB (Megabyte), GB (Gigabyte), TB (Terabyte). Đa số các hãng sản xuất đều tính dung lượng theo cách có lợi (theo cách tính 1 GB = 1000 MB mà thực ra phải là 1 GB = 1024 MB) nên dung lượng mà hệ điều hành (hoặc các phần mềm kiểm tra) nhận ra ổ đĩa cứng thường thấp hơn so với dung lượng ghi trên nhãn đĩa (ví dụ ổ đĩa cứng 40 GB thường chỉ đạt khoảng 37-38 GB).

Dung lượng ổ đĩa cứng là thông số thường được người sử dụng nghĩ đến đầu tiên, là cơ sở cho việc so sánh, đầu tư và nâng cấp. Dung lượng của ổ đĩa cứng được tính theo các đơn vị dung lượng cơ bản thông thường: byte, kB (kilobyte), MB (Megabyte), GB (Gigabyte), TB (Terabyte). Đa số các hãng sản xuất đều tính dung lượng theo cách có lợi (theo cách tính 1 GB = 1000 MB mà thực ra phải là 1 GB = 1024 MB) nên dung lượng mà hệ điều hành (hoặc các phần mềm kiểm tra) nhận ra ổ đĩa cứng thường thấp hơn so với dung lượng ghi trên nhãn đĩa (ví dụ ổ đĩa cứng 40 GB thường chỉ đạt khoảng 37-38 GB).

Có nhiều chuẩn giao tiếp khác nhau giữa ổ đĩa cứng với hệ thống phần cứng, sự đa dạng này một phần xuất phát từ yêu cầu tốc độ đọc/ghi dữ liệu khác nhau giữa các hệ thống máy tính, phần còn lại các ổ giao tiếp nhanh thường có giá thành cao hơn nhiều so với các chuẩn thông dụng. Trước đây, các chuẩn ATA và SATA thế hệ đầu tiên được sử dụng phổ biến trong máy tính cá nhân thông thường trong khi chuẩn SCSI và Fibre Channel có tốc độ cao hơn được sử dụng chủ yếu nhiều trong máy chủ và máy trạm. Gần đây, các chuẩn SATA thế hệ tiếp theo với tốc độ giao tiếp cao hơn đang được sử dụng rộng rãi trong các máy tính cá nhân.

6. Ổ đĩa quang.

Là thiết bị dùng để đọc đĩa quang, nó sử dụng một loại thiết bị phát ra tia laser chiếu vào bề mặt đĩa quang và phản xạ lại trên đầu thu và được giải mã thành tín hiệu. Những ổ đĩa quang được sử dụng trong các máy tính bao gồm: 

- Loại chỉ đọc (Read-only Disk Drive): Dùng để truy cập dữ liệu trên các đĩa đã ghi dữ liệu từ trước.

- Loại đọc và ghi (Read, Write Disk Drive): Có thể đọc, ghi, xóa dữ liệu trên đĩa, thường ký hiệu với 3 thông số trên ổ đĩa. Ví dụ: 52x32x52 tức là ổ đĩa có thể đọc dữ liệu tối đa 52x, ghi dữ liệu trên đĩa ghi xóa ở tốc độ 32x, ghi dữ liệu trên đĩa ghi một lần ở tốc độ tối đa 52x (1x tương đương với 150Kb/giây).


Bút chì