Máy tính còn có tên là máy vi tính hoặc là máy điện toán, là những thiết bị thường hay hệ thống dùng để tính toán, để kiểm soát các hoạt động có thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật “logic”. Hay nói cho dễ hiểu, Máy tính giúp ích cho công việc văn phòng và nối thông tin công việc tiện lợi nhanh chóng.

Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thể thực hiện các chức năng đơn giản đã định nghĩa trước. Các thành phần này sẽ tác động và tạo cho máy tính khả năng xử lý thông tin. Nếu được thiết lập chính xác thì máy tính có thể mô phỏng lại một số khía cạnh của vấn đề hay của hệ thống.

Phân loại máy tính có nhiều cách, phổ biến nhất là phân loại máy tính dựa trên mục đích của người sử dụng bao gồm các loại: Siêu máy tính, máy tính lớn, máy chủ, máy trạm, máy tính cá nhân (PC), máy tính xách tay (Laptop), máy tính bảng, thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân (PDA), vv...

Xét về tính phổ biến hiện nay có 2 loại máy tính là máy tính cá nhân (PC) và máy tính xách tay (Laptop).

Máy tính để bàn hay máy tính cá nhân - PC (Personal Computer)

Là loại máy vi tính để bàn nhỏ, phổ biến nhất với giá cả, kích thước và sự tương thích của loại máy tính này phù hợp với nhiều người sử dụng. Máy tính cá nhân được lắp ghép bởi nhiều linh kiện, thành phần khác nhau như: Vỏ máy tính, bộ nguồn, bo mạch chủ, khối xử lý trung tâm, bộ nhớ RAM, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang.


Máy tính để bàn (máy tính cá nhân)

Máy tính xách tay (Laptop):

Đây là loại máy tính cá nhân nhỏ gọn có thể mang xách được, thường dùng cho những người có công việc thường xuyên di chuyển. Máy tính xách tay thường có trọng lượng nhẹ, tùy thuộc vào hãng sản xuất máy tính và kiểu máy đa dạng dành cho các mục đích sử dụng khác nhau. Máy tính xách tay tuy nhỏ gọn nhưng có đầy đủ các thành phần cơ bản của một máy tính cá nhân thông thường.


Máy tính xách tay (laptop)

Bút chì